Tạp chí Bitcoin sẽ xem xét các chỉ số on-chain Bitcoin (BTC), cụ thể hơn là HODL Wave, để xác định tỷ lệ coin được nắm giữ bởi những holder ngắn hạn.
HODL Wave là gì?
HODL Wave hiển thị tỷ lệ BTC đã di chuyển trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này được thực hiện dựa trên tổng cung BTC. Do đó, nếu dải HODL Wave trong 1-2 năm có biên độ là 15%, có có nghĩa là 15% tổng nguồn cung BTC đã di chuyển lần cuối cách đây 1-2 năm.
Nhà phân tích @BTCfuel đã đăng tweet một biểu đồ về HODL Wave. Nó cho thấy một mô hình đã diễn ra từ năm 2011. Trong đó, chu kỳ BTC bao gồm bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng biệt.
Nguồn: Twitter
Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét chi tiết chỉ báo HODL Wave và phân tích các giá trị của nó.
Dải ngắn hạn trong thời gian thị trường đạt đỉnh
Điều đáng chú ý nhất khi nhìn vào chỉ báo kể từ năm 2011, là các dải từ 1 ngày đến 3 tháng tăng lên đáng kể khi thị trường đạt đỉnh.
Năm 2011, các dải này đạt mức cao là 97%. Trong năm 2013-2014, chúng đã tăng trên 90% hai lần. Dù vậy, trong năm 2017, chúng chỉ tăng trên 80%, trong khi chúng hầu như không tăng trên 70% vào năm 2021.
Điều này có có nghĩa là phần lớn nguồn cung BTC đã di chuyển trong vòng ba tháng trước khi thị trường đạt đỉnh chu kỳ. Nhiều khả năng điều này xảy ra do những tay cũ bán cho nhưng tay mới trong giai đoạn tăng giá của thị trường.
Một quan sát thú vị khác là phần trăm tổng cung di chuyển khi giá BTC tiến gần đến đỉnh đã giảm đều đặn theo từng chu kỳ thị trường, từ 97% vào năm 2011 xuống còn 72% vào năm 2021.
Do đó, ngày càng có nhiều holder dài hạn (hoặc những đồng coin bị mất) không chốt lời trong thời gian thị trường đạt đỉnh mà tiếp tục nắm giữ.
Cuối cùng, tỷ lệ coin đã di chuyển trong ba tháng qua chỉ là 40% trong thời kỳ BTC đạt ATH vào tháng 11 (vòng tròn màu đen). Điều này không giống với các đỉnh chu kỳ thị trường trước đó.
Nguồn: Glassnode
Ai đang giữ và ai đang bán?
Hai dải tăng mạnh nhất là dải 6-12 tháng (màu vàng) và dải 1-2 năm (màu vàng nhạt). Cả hai đều đã mở rộng kể từ tháng 7 năm 2021, khi tăng lần lượt 5,11% và 4,23%.
Hiện tại, những đồng coin di chuyển lần cuối trong khoảng từ 6 đến 12 tháng đại diện cho 32% tổng nguồn cung, trong khi những đồng coin di chuyển từ 1 đến 2 năm trước đại diện cho 10% tổng nguồn cung.
Do đó, 32% tổng nguồn cung BTC di chuyển lần cuối từ tháng 1 – tháng 8 năm 2021, khi giá dao động trong khoảng $ 35.000 – $ 50.000 (vòng tròn màu đen). Bởi vậy, những đồng coin được mua trong giai đoạn này vẫn chưa bán khi lỗ. Điều này được thể hiện rõ ràng bởi thực tế là các dải ngắn hạn không bị phồng lên.
Ngoài ra, những đồng coin di chuyển lần cuối trong vòng 1-2 năm chiếm 10% tổng nguồn cung. Trong khoảng thời gian này, giá BTC là từ $ 8.000 – $ 30.000. Do đó, những holder này vẫn đang có lợi nhuận, nhưng đã không chốt lời trong thời gian BTC tiến tới mức cao nhất mọi thời đại.
Đây là dấu hiệu cho thấy những holder này vẫn tin tưởng rằng BTC sẽ tiến tới mức cao hơn.
Cuối cùng, tương tự như cách các dải ngắn hạn phình ra gần với đỉnh chu kỳ thị trường, sự phình ra của các dải 6-24 tháng trong lịch sử có liên quan đến các giai đoạn tích lũy.
Sau khi chu kỳ thị trường trước đó đạt đỉnh, dải 6-24 tháng đã nắm giữ hơn 60% tổng nguồn cung BTC. Những gì diễn ra sau đó là một đợt tăng giá rất lớn, trong đó những holder này bán kiếm lời. Đổi lại, điều này gây ra sự sụt giảm trong các dải.
Nguồn: Glassnode
Kết luận
Khi kết hợp các dải ngắn hạn và dài hạn này, chúng tôi có thể đi đến kết luận rằng động thái hiện tại của những holder ngắn hạn và dài hạn giống với giai đoạn tích lũy hơn là đỉnh chu kỳ thị trường.
Bạn có thể xem giá Bitcoin ở đây.
Disclaimer: Bài viết chỉ có mục đích thông tin, không phải lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ trước khi ra quyết định. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của bạn.
SN_Nour
Theo Beincrypto