Liệu ngành khai thác có thể chống chọi với một cuộc đàn áp khác của chính phủ?

Đăng bởi trong Tiền điện tử

Khai thác tiền tệ điện tử là một hoạt động gây ảnh hưởng xấu cho môi trường chưa được xem xét thấu đáo. Các chính phủ trên thế giới đang cố gắng tìm cách giải quyết điều đó nhưng vẫn là một cuộc chiến khó khăn vì tiền tệ điện tử ngày càng phổ biến.

Liệu hoạt động khai thác tiền tệ điện tử có thể tồn tại lâu dài nếu công nghệ hiện tại vẫn ảnh hưởng nặng nề đến trái đất không? Hay nó sẽ tự thích nghi trước khi các chính phủ triển khai kế hoạch tấn công khác.

Cuộc chiến với khai thác tiền tệ điện tử

Trung Quốc là quốc gia đi đầu về lệnh cấm tiền tệ điện tử và cuộc chiến giữa hai bên ngày càng căng thẳng hơn. Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm khai thác, giao dịch Bitcoin và các sản phẩm tiền tệ điện tử. Chính phủ Trung Quốc đưa ra lý do cho cuộc đàn áp là để giảm tác động khí hậu đã được ghi nhận đầy đủ. Có rất nhiều suy đoán về việc những quốc gia khác sẽ làm theo như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ nhưng cần lưu ý rằng Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn đến cách một số quốc gia ban hành lệnh cấm, điều này sẽ chỉ truyền cảm hứng cho nhiều vùng lãnh thổ khác.

Vấn đề với khai thác tiền tệ điện tử là lượng khí thải carbon mà nó để lại trên hành tinh này và tác động đến tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta có. Hiện nay, chưa đến 1/3 sản lượng điện toàn thế giới được tạo ra từ năng lượng tái tạo. Nếu toàn bộ phần này được dùng cho khai thác tiền tệ điện tử, có lẽ nó sẽ trông như bền vững, nhưng không thể che đậy hoàn toàn những điều tiêu cực.

tiền điện tử

Biểu đồ giá BTC 4 giờ| Nguồn: TradingView

Chớp lấy cơ hội

Sau lệnh cấm của Trung Quốc, không mất nhiều thời gian để Hoa Kỳ trở thành một trong những nước dẫn đầu lĩnh vực khai thác tiền tệ điện tử với Nga và nhiều nước khác theo sau. Điều này có thể xuất phát từ việc các quốc gia khao khát trở thành nước dẫn đầu thế giới và đi đầu trong chuyến tàu tiền tệ điện tử. Hoa Kỳ đã chớp lấy cơ hội do lệnh cấm của Trung Quốc mang lại để trở thành trung tâm khai thác mới của thế giới. Ở châu Á, Kazakhstan và Malaysia đang tăng cường hoạt động khai thác, cũng như Đức và Ireland ở châu Âu và Iran ở Trung Đông theo số liệu thống kê gần đây.

Nỗ lực giữ cho hoạt động khai thác tiền tệ điện tử được ổn định đang tạo ra một số nền tảng địa chính trị rất kỳ lạ. Bitcoin đã tạo ra một cuộc cách mạng khi nó xuất hiện vào năm 2008. Nó đã mở đường cho một nền kinh tế kỹ thuật số mới. Proof-of-work là một bước tiến vượt bậc về mặt phân quyền và bảo mật, nhưng sự thiếu hiệu quả của nó đã khiến chúng ta phải đối mặt với một quả bom hẹn giờ và quả bom này đang nổ ngay bây giờ.

Tìm cách chuyển đổi nguồn và công nghệ được sử dụng để khai thác sẽ giúp ngành tồn tại lâu hơn và kéo dài nguy cơ sụp đổ do thay đổi nhận thức và giảm thiểu tác hại cho môi trường cũng như thị trường crypto phổ biến và phát triển rộng hơn. Đúng vậy, Hoa Kỳ đang rất nỗ lực nhưng sẽ đến lúc họ ngừng sử dụng các coin như Bitcoin và xem xét các dự án thân thiện với năng lượng hơn. Không ai có thể đảm bảo bất cứ điều gì mà chỉ có thể xem xét những gì đang xảy ra xung quanh chúng ta khi tiền tệ điện tử ngày càng lớn mạnh, kéo theo nhu cầu tăng mạnh, dẫn đến ngành khai thác tiếp tục hoạt động nhưng cũng có thể xảy ra nhiều tranh cãi cho đến khi một giải pháp mới được đưa ra.

Đình Đình

Theo Newsbtc

Xem tin gốc tại Tạp chí Bitcoin

Chia sẻ bài này