Điều gì đã khiến Fantom lên xuống thất thường?

Đăng bởi trong Tiền điện tử

Kể từ đầu năm 2022, Bitcoin giảm từ 68.000 đô la xuống còn 34.000 đô la, kéo gần như toàn bộ thị trường tiền tệ điện tử đi xuống theo cùng. Dù vậy, Fantom (FTM) là một trường hợp ngoại lệ, với tổng giá trị bị khóa (TVL) không ngừng tăng trưởng và vượt qua Binance Smart Chain, Terra.

Dưới đây là nguyên nhân giúp Fantom phát triển như vũ bão và những vấn đề có thể khiến nó lao dốc.

Giới thiệu về Fantom

Khái niệm

Fantom là chuỗi công khai tương thích EVM, layer 1, có khả năng mở rộng dễ dàng, tốc độ nhanh, thông lượng cao được ra mắt vào tháng 12/2019. Đây là chuỗi công khai đầu tiên hỗ trợ Lachesis, một thuật toán đồng thuận aBFT (Byzantine Fault Tolerance không đồng bộ) dựa trên DAG (đồ thị định hướng không tuần hoàn). Chuỗi có các tính năng nổi bật như:

  • Chi phí giao dịch thấp: Chỉ khoảng 1 đô la phí giao dịch cho 10 triệu giao dịch.
  • Giao dịch nhanh chóng: Xác nhận giao dịch trong 1-2 giây.
  • Thông lượng cao: Xử lý hàng chục nghìn giao dịch đồng thời mỗi giây.

Hệ sinh thái

Fantom đã triển khai 135 giao thức, bao gồm DEX, canh tác lợi nhuận, cho vay, tài sản, staking, đúc tiền tệ và các công cụ phái sinh. Đây là chuỗi công khai lớn thứ 5 về số lượng giao thức, sau Polygon và Avalanche.

Fantom 1

Nguồn: Footprint Analytics

Dù vậy, TVL của Fantom lớn hơn nhiều so với Polygon hoặc Avalanche, cho thấy một hệ sinh thái đầy hứa hẹn với nhiều cơ hội để phát triển.

Hồi tháng 8, Fantom thông báo sẽ đầu tư 370 triệu FTM để kích thích sự phát triển trên chuỗi.

Tài chính

Fantom đã đóng 5 vòng tài trợ chiến lược và nhận được hơn 100 triệu đô la đầu tư từ các VC hàng đầu như Alameda Research.

TVL

TVL của Fantom đã đạt 18,87 tỷ, vượt qua Terra, Binance và trở thành chuỗi công khai lớn thứ 2 về khía cạnh này. Đóng góp lớn nhất cho TVL là các dự án cầu nối (chiếm 34,32%), tiếp theo là các dự án mang lại lợi nhuận (23,83%). Về các giao thức cụ thể, Multichain (trước đây là AnySwap) dẫn trước phần còn lại.

Fantom 2

Thị phần danh mục TVL của Fantom | Nguồn: Footprint Analytics

Quá trình tích lũy TVL của Fantom tăng mạnh qua 2 giai đoạn chính.

Giai đoạn 1: Từ ngày 21/9 đến ngày 11/10, tăng 856,5% lên 10,24 tỷ đô la, vượt qua Tron, Avalanche, Terra và trở thành chuỗi công khai xếp hạng thứ 4, sau Ethereum, BSC và Solana.

Về lý do tăng trưởng nhanh chóng ở giai đoạn này, AnySwap và Geist Finance là những chất xúc tác chủ đạo giúp Fantom bùng nổ. Nhờ nhu cầu về cầu nối leo thang trong trận chiến chuỗi công khai, AnyAwap đã đóng góp 43% TVL cho Fantom. Staking của Geist Finance đã thu hút được nguồn vốn đáng kể ở mức 14.580% APY, chiếm 34% TVL.

Ngoài ra, Andre Cronje đã thông báo di chuyển Yearn Finance sang Fantom, tạo niềm tin cho người chơi tham gia vào dự án DeFi của Fantom.

Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01 đến nay, tăng 224% lên 20,83 tỷ đô la, vượt qua Terra, BSC và trở thành chuỗi công khai lớn thứ 2, sau Ethereum.

Lý do tăng trưởng nhanh chóng cho giai đoạn này là nhờ tầm ảnh hưởng của Cronje.

Vào ngày 1/1, Andre Cronje (nhà sáng lập Yearn.finance) đã thông báo sẽ phát hành một giao thức mới trên Fantom và sau đó airdrop token của họ cho 20 giao thức DeFi có TVL hàng đầu trên chuỗi. Các giao thức DeFi lớn bắt đầu điên cuồng tích lũy các TVL bị khóa. Đặc biệt là 0xDAO, sử dụng tấn công ma cà rồng để khóa TVL. Theo đó, TVL trên Fantom tăng vọt, vượt qua Terra để trở thành chuỗi công khai lớn thứ 2.

TVL của Fantom | Nguồn: Footprint Analytics

Tiềm năng đầu tư

Token của Fantom được phát hành với giá 0,02 đô la, đạt đỉnh tại 3,46 đô la và có ROI là 16.300%. Giá hiện tại và vốn hóa thị trường không cao bằng các token của chuỗi công khai khác như Terra (LUNA) và Solana (SOL).

Khối lượng giao dịch & giá của FTM | Nguồn: Footprint Analytics

Dù vậy, tốc độ phát triển nhanh chóng của Fantom đã xuất hiện một bước ngoặt khi đợt airdrop kết thúc vào ngày 25/1.

Các vấn đề hiện tại của Fantom

Phụ thuộc quá nhiều vào ảnh hưởng của người nổi tiếng

Fantom tăng trưởng không thể tin được trong vài tháng qua. Dù vậy, nó gần như hoàn toàn được Cronje thúc đẩy. Điều này khiến nền tảng dễ bị suy yếu trong trường hợp anh ta “quay lưng” với giao thức.

Hệ sinh thái thiếu sự hấp dẫn

Hơn nữa, mặc dù hoạt động tốt, nhưng không có nhiều dự án mới trên Fantom. Bất kỳ hệ sinh thái dự án nào cũng cần dòng chảy liên tục các dự án mới để tiếp tục phát triển.

Ít node xác thực hơn

Solana có 1.000 node xác thực và Terra có 100. Trong khi đó, Fantom chỉ có 50, tương đối ít trong chuỗi công khai trưởng thành hàng đầu. Điều này khiến chuỗi có tính toàn thế giới tương đối thấp, thiếu sự lãnh đạo và không đáng tin cậy. Có tức là phân quyền không đủ cao để thu hút các giao thức DeFi, gây ảnh hưởng đến TVL. Đó là lý do tại sao Fantom cần thêm các node trình xác thực.

Tóm lại, nếu Fantom muốn ở vị trí thứ 2, thậm chí là đứng đầu chuỗi công khai thì những vấn đề trên cần phải được giải quyết một cách ổn thỏa.

Đình Đình

Theo Cryptoslate

Xem tin gốc tại Tạp chí Bitcoin

Chia sẻ bài này