Các nhà phân tích và chuyên gia sẽ tranh nhau tìm một số góc độ để giải thích về hành động giá Bitcoin trong ngày, bất cứ khi nào các con số kinh tế quan trọng được công bố và điều này đã trở nên khá phổ biến trong thị trường tiền tệ điện tử.
Khi Cục thống kê lao động Hoa Kỳ báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tăng lên
7,5% vào ngày 10 tháng 2, các trader đã vội vã tìm ra mối liên hệ nào đó với hành động giá tiền tệ điện tử. Tuy vậy, dữ liệu tương quan trong lịch sử cho thấy, các nhà đầu tư thực sự nên xem xét kỹ lưỡng liệu có mối quan hệ nào giữa thị trường crypto, hay Bitcoin (BTC) và các chỉ số kinh tế này hay không.
Lời khuyên đầu tư chung cho hay, trader nên bỏ qua các chuyển động trong ngày, đặc biệt khi xem xét rằng, hầu hết các tài sản không giao dịch trên cơ sở 24 giờ.
Quan trọng hơn, độ sâu sổ lệnh của Bitcoin khá chênh lệch so với thị trường vàng, WTI và S&P 500 tương lai. Ngay cả khi tổng hợp tất cả giao dịch stablecoin, khối lượng trung bình trong 7 ngày của Bitcoin là 7 tỷ USD, trong khi ba quỹ ETF lớn nhất của S&P 500 xử lý khối lượng giao dịch lên đến 54 tỷ USD.
Tóm lại, một luồng lệnh đặt hàng lớn từ một thực thể có thể dễ dàng bóp méo thị trường tiền tệ điện tử trong ngắn hạn, nhưng tác động lên dầu WTI, S&P 500 và vàng có xu hướng nhỏ hơn.
Hành động giá Bitcoin có liên quan đến dữ liệu lạm phát?
Giá Bitcoin giảm xuống còn $ 43.200 sau khi chỉ số giá tiêu dùng của Hoa Kỳ tăng 7,5% vào ngày 10 tháng 2, điều này đã khiến các phóng viên của CNBC đăng tải bài viết về mối tương quan của hai sự kiện.
Bài viết của CNBC đã đánh giá đúng các điều kiện thị trường tại thời điểm đó, nhưng người sử dụng nên sử dụng khung thời gian dài hơn khi phân tích dữ liệu kinh tế. Hơn nữa, có khả năng Bitcoin không có mối tương quan với chỉ số giá tiêu dùng, đồng thời giả thuyết cũng cần phải được kiểm tra.
Biểu đồ dài hạn so sánh giữa giá Bitcoin và lạm phát của Hoa Kỳ cho thấy cả hai không có mối tương quan và quan hệ nhân quả nào, đặc biệt khi sử dụng biểu đồ logarit.
CPI của Hoa Kỳ (màu cam, bên trái) so với Bitcoin/USD (màu xanh lam, bên phải) | Nguồn: TradingView
Hồi tháng 9 năm 2020, BTC tăng trên $ 11.000 trong khi dữ liệu lạm phát trì trệ dưới 1,5% và gần đây hơn là vào tháng 5 năm 2021, khi giá Bitcoin “hạ nhiệt”, không phá vỡ mức hỗ trợ $ 60.000 trong khi mức tăng mạnh của CPI cũng đã tạm dừng hai tháng sau đó, vào tháng 7 ở mức 5,4%.
Đối với các nhà phân tích dựa trên công thức toán học, hệ số tương quan giữa giá Bitcoin và lạm phát của Hoa Kỳ dao động trong khoảng từ + 0,95 đến -0,94 trong 12 tháng qua. Do đó, hệ số này ít có ý nghĩa trong phương pháp thống kê.
Các thị trường truyền thống có thực sự cho thấy mối tương quan với Bitcoin không?
Một sai lầm phổ biến khác là việc gán ghép mối tương quan của các tài sản khác với hiệu suất của Bitcoin. Chắc chắn, có thể có một vài tháng mà hai thị trường này có mối tương quan 0,65 (tích cực hoặc tiêu cực), nhưng dữ liệu lại cho thấy điều ngược lại.
Biểu đồ tương quan Bitcoin, S&P 500, dầu WTI và TIP ETF trong 30 ngày | Nguồn: TradingView
Chẳng hạn, từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2021, mối tương quan của S&P 500 với BTC là 0,65. Tuy vậy, đó là dữ liệu “tức thời” vì khung thời gian dài hơn lại không cho thấy bằng chứng nào như vậy.
Cũng không tìm thấy mối quan hệ về giá giữa Bitcoin và các tài sản chính khác như giá dầu WTI và iShares TIPS Bond ETF, theo dõi chỉ số bao gồm trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ được bảo vệ chống lại lạm phát.
Nhiều điểm dữ liệu khác nhau gợi ý rằng, các nhà đầu tư nên bỏ qua hành động giá trong ngày sau khi dữ liệu kinh tế được công bố, bởi vì đôi khi, dữ liệu cung cấp ấn tượng sai lệch giữa mối tương quan và quan hệ nhân quả.
Mặc dù lạm phát hoặc các dữ liệu khác ảnh hưởng đến việc định giá trong ngắn hạn, nhưng nó không tác động đến xu hướng phổ biến. Biểu đồ tương quan so với các thị trường truyền thống khiến một vài người nghĩ rằng, Bitcoin có hoạt động tốt hơn so với nhiều loại tài sản khác.
Việt Cường
Theo Cointelegraph