Nhìn lại cuối năm 2021 khi Bitcoin được giao dịch gần 47.000 đô la, giá thấp hơn 32% so với mức cao nhất mọi thời đại. Trong thời gian đó, chỉ số thị trường chứng khoán Nasdaq thiên về công nghệ ở mức 15.650 điểm, chỉ thấp hơn 3% so với mức cao nhất từng có.
So sánh mức tăng 75% của Nasdaq từ năm 2021 đến năm 2022 với động thái tích cực 544% của Bitcoin, có thể giả định rằng điều chỉnh do căng thẳng kinh tế vĩ mô hoặc khủng hoảng lớn sẽ dẫn đến giá Bitcoin bị ảnh hưởng không tương xứng so với cổ phiếu.
Cuối cùng, những “căng thẳng và khủng hoảng kinh tế vĩ mô” này cũng xảy ra và giá Bitcoin giảm thêm 57% xuống còn 20.250 đô la. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nasdaq giảm 24,4% tính đến ngày 2/9. Các nhà đầu tư cũng phải cân nhắc đến mức biến động lịch sử trong 120 ngày của chỉ số là 40% hàng năm, so với 72% của Bitcoin – cao hơn khoảng 80%.
Đó là lý do cốt lõi tại sao nên đánh giá lại việc đầu tư vào Bitcoin. Tiềm năng rủi ro so với phần thưởng sau khi tài sản rủi ro điều chỉnh giảm có thể đẩy tiền điện tử tăng giá khi xem xét 3 yếu tố: biến động cao hơn trong quá trình phục hồi vừa phải, cung cấp vốn cổ phần và khả năng chống lại các lệnh trừng phạt theo quy định.
Vấn đề là thị trường hiện đang trong xu hướng giảm dai dẳng và không có dấu hiệu cho thấy phục hồi nhanh chóng vì lạm phát 2 chữ số ở nhiều quốc gia tiếp tục gây áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải duy trì lập trường thắt chặt hơn. Dưới đây là cách cả Bitcoin và Nasdaq đã phải vật lộn như thế nào trong suốt năm 2022.
Chỉ số tổng hợp Nasdaq (xanh lam) và Bitcoin (cam) | Nguồn: TradingView
Hệ quả của việc tăng lãi suất và dỡ bỏ các chương trình ổn định tài sản nợ là một môi trường giống như suy thoái. Việc có đạt được “hạ cánh mềm” hay không là không liên quan bởi vì không nhà đầu tư nào có đầu óc bình thường sẽ lựa chọn các lĩnh vực tiếp xúc với tín dụng và tăng trưởng khi chi phí vốn ngày càng cao và tiêu dùng đang giảm.
Bitcoin có thể đè bẹp cổ phiếu công nghệ ngay cả khi phục hồi vừa phải
Biến động thường được hiểu là tiêu cực, khi xem xét các chuyển động giá tăng tốc, cho dù là lên hoặc xuống. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư mong đợi một số hình thức phục hồi trong vòng 12 đến 36 tháng tới, không có lý do gì để tin rằng Bitcoin vẫn sẽ chịu áp lực trong thời gian dài như vậy.
Giả sử một trường hợp trung lập, chẳng hạn như Bitcoin phục hồi 25% sau đợt giảm 48.700 đô la kể từ mức cao nhất mọi thời đại (ATH), trong khi Chỉ số Nasdaq thiên về công nghệ không chỉ phục hồi toàn bộ khoản lỗ 24,4% tính đến thời điểm hiện tại vào năm 2022 mà còn tăng thêm 40% lợi nhuận nữa trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 năm đó.
Kịch bản trên sẽ đưa Bitcoin đến mức 32.425 đô la, vẫn thấp hơn 53% so với ATH vào tháng 11/2021. Do đó, đối với những người mua BTC vào ngày 2/9 tại 20.250 đô la, con số này mang lại lợi nhuận 60%.
Mặt khác, với thị trường trung lập như vậy, Nasdaq sẽ đảo ngược khoản lỗ và cộng thêm 40%, đạt 19.563 điểm và tổng lợi nhuận là 64,4%. Nói rõ hơn, con số đó sẽ cao hơn 21,6% so với ATH hiện tại.
Thị trường tăng giá có thể tạo ra giá trần cho cổ phiếu
Top 7 công ty hàng đầu trên Nasdaq là Apple, Microsoft, Amazon, Tesla, Google, Meta và Nvidia. Tất cả đều là những gã khổng lồ công nghệ nổi tiếng. Trên thị trường cổ phiếu, số liệu thu nhập là thước đo quan trọng nhất mang lại sự lạc quan cho các nhà đầu tư. Bởi vì lợi nhuận cao hơn sẽ được phân phối cho các cổ đông, sử dụng để mua lại cổ phiếu hoặc tái đầu tư vào doanh nghiệp.
Vấn đề nằm ở chỗ khi thu nhập tăng lên, các công ty có động lực to lớn để phát hành thêm cổ phiếu, hay còn gọi là phát hành tiếp theo (follow-on offering – FPO). Hơn nữa, công ty công nghệ phải liên tục mua lại các đối thủ cạnh tranh nhỏ, mới nổi để đảm bảo vị trí dẫn đầu của mình. Do đó, thị trường tăng giá tạo ra các vấn đề của riêng nó. Khi định giá trở nên quá cao, việc mua lại không có ý nghĩa gì.
Đối với Bitcoin, có nhiều thợ đào, nhà đầu tư hoặc cơ sở hạ tầng không đồng nghĩa phát hành nhiều hơn vì lịch trình sản xuất đã được thiết lập từ ngày đầu tiên. Nguồn cung là cố định bất kể giá biến động như thế nào.
Bitcoin được thiết kế tồn tại bất kể quy định và tập trung hóa
Nvidia, một nhà sản xuất chip máy tính và card đồ họa hàng đầu, đã ghi nhận mức thấp nhất trong 68 tuần vào ngày 2/9 sau khi các quan chức Hoa Kỳ áp đặt yêu cầu giấy phép mới đối với hoạt động xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo của công ty sang Trung Quốc và Nga. Trong khi đó, vào giữa năm 2021, Trung Quốc đàn áp các cơ sở khai thác trong khu vực, khiến hashrate của Bitcoin giảm 50% trong 2 tháng.
Sự khác biệt chính trong cả hai trường hợp là Bitcoin có cơ chế điều chỉnh độ khó tự động, giúp giảm áp lực cho các thợ đào khi có ít hoạt động hơn. Mặc dù quy định của Hoa Kỳ có thể sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nvidia, nhưng không có gì ngăn cản nhà sản xuất chip TSMC của Đài Loan, Samsung của Hàn Quốc hoặc Huawei của Trung Quốc phát triển cũng như xuất khẩu sản phẩm.
Bitcoin là một hệ thống tiền điện tử ngang hàng kỹ thuật số, vì vậy không cần các sàn giao dịch tập trung để tồn tại. Nếu chính phủ chọn cấm hoàn toàn giao dịch tiền điện tử, điều đó sẽ chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng và sức mạnh của mạng phi tập trung này. Nhiều quốc gia đã cố gắng ngăn chặn ngoại tệ lưu thông, chỉ để tạo ra một thị trường đầy rẫy hoạt động bất hợp pháp và những người trung gian tạo điều kiện cho quá trình đó diễn ra “mọc lên như nấm”.
Trong 3 kịch bản khác nhau, từ hoàn toàn tắc nghẽn đến thị trường tăng giá tổng quát, Bitcoin dường như có lợi thế hơn so với cổ phiếu công nghệ ở mức giá hiện tại. Do đó, được điều chỉnh theo biến động, tỷ lệ rủi ro trên phần thưởng ủng hộ mạnh mẽ tiền điện tử.
Minh Anh
Theo Cointelegraph