Crypto ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan, theo IMF

Đăng bởi trong Tiền điện tử

Khối lượng giao dịch tiền điện tử và chuyển động đồng bộ với thị trường chứng khoán đang tăng mạnh tại châu Á.

Rất ít nơi trên thế giới chấp nhận tiền điện tử nhiều như lục địa này. Trong đó, những người chấp nhận hàng đầu là các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức đến từ Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan. Điều này đặt ra vấn đề quan trọng về mức độ tích hợp crypto vào hệ thống tài chính ở châu Á.

Mặc dù kỹ thuật số hóa có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang hệ thống thanh toán thân thiện với môi trường và cũng thúc đẩy bao gồm tài chính, tiền điện tử nhiều khả năng gây ra rủi ro về ổn định tài chính.

Trước đại dịch, tiền kỹ thuật số dường như hoàn toàn tách biệt với hệ thống tài chính. Bằng chứng là Bitcoin và các tài sản khác không có nhiều mối tương quan với thị trường chứng khoán châu Á. Điều này làm khuếch đại những lo ngại về ổn định tài chính.

Tuy nhiên, giao dịch tiền điện tử tăng vọt khi hàng triệu người ở nhà và nhận viện trợ của chính phủ, trong khi lãi suất thấp và điều kiện tài chính dễ dàng cũng góp phần thúc đẩy. Tổng giá trị thị trường crypto trên thế giới đã tăng gấp 20 lần chỉ trong 1,5 năm lên 3 nghìn tỷ đô la vào tháng 12/2021. Sau đó, nó giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ đô la vào tháng 6/2022 khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, chấm dứt cơ hội dễ dàng vay vốn lãi suất thấp.

tiền điện tử

Khối lượng giao dịch tiền điện tử ở các khu vực | Nguồn: Chainanalysis

Trong khi lĩnh vực tài chính này dường như không có những chuyển động mạnh mẽ tương tự, có lẽ nó sẽ không xảy ra chu kỳ bùng nổ và suy thoái trong tương lai. Diễn biến lây lan có thể lan rộng qua các nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ cả crypto, tài sản tài chính truyền thống hoặc nợ. Các khoản lỗ lớn phát sinh từ tiền kỹ thuật số buộc họ phải cân bằng lại danh mục, gây biến động trên thị trường tài chính hoặc thậm chí vỡ nợ đối với các khoản nợ truyền thống.

Khi các nhà đầu tư châu Á đổ xô vào tiền điện tử, tương quan giữa hiệu suất của thị trường chứng khoán trong khu vực và các coin như BTC, ETH tăng cao hơn. Mặc dù lợi nhuận và tương quan biến động của Bitcoin – thị trường chứng khoán châu Á thấp trước đại dịch, các số liệu tăng đáng kể từ năm 2020.

tiền điện tử

Tương quan của Bitcoin và thị trường chứng khoán | Nguồn: CryptoCompare, Yahoo Finance và IMF

Ví dụ, tương quan lợi nhuận của Bitcoin và thị trường chứng khoán Ấn Độ tăng gấp 10 lần sau đại dịch, cho thấy lợi ích từ đa dạng hóa tiền điện tử, hạn chế rủi ro. Tương quan biến động tăng gấp 3 lần phản ánh sự lan tỏa tâm lý rủi ro giữa thị trường tiền điện tử và thị trường chứng khoán.

Có nhiều động lực chính thúc đẩy sự kết nối bền chặt giữa thị trường tiền điện tử và chứng khoán ở châu Á, bao gồm sự chấp nhận ngày càng tăng của các nền tảng liên quan đến tiền kỹ thuật số và phương tiện đầu tư trên thị trường chứng khoán, thị trường OTC, hay nói chung là các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ ở châu Á chấp nhận nhiều hơn. Nhiều người trong số họ có vị thế trong cả thị trường chứng khoán và tiền điện tử.

Sử dụng phương pháp luận lan tỏa được phát triển tại Ghi chép ổn định tài chính toàn cầu tháng 1 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), có thể thấy tương quan giữa tiền điện tử – chứng khoán ở châu Á gia tăng kèm với mức độ lan tỏa biến động tiền điện tử – chứng khoán ở Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan nhảy vọt. Điều này thể hiện mối liên hệ ngày càng gắn kết giữa hai loại tài sản, giải thích cho tình trạng ảnh hưởng qua lại.

tiền điện tử

Chứng khoán và các cú sốc | Nguồn: CryptoCompare, Yahoo Finance và IMF

Vì vậy, các nhà chức trách ở châu Á ngày càng nhạy cảm với những rủi ro do tiền điện tử gây ra khi xu hướng chấp nhận tiếp tục lan rộng. Do đó, họ tập trung vào quy định và nhiều khuôn khổ đang được thảo luận ở một số quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan.

Cũng cần có nỗ lực đáng kể để giải quyết những lỗ hổng dữ liệu quan trọng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong nước và quốc tế khi tìm hiểu toàn diện về quyền sở hữu và sử dụng tiền kỹ thuật số cũng như sự giao thoa với lĩnh vực tài chính truyền thống.

Các khuôn khổ pháp lý cho tiền điện tử ở châu Á nên được điều chỉnh phù hợp với mục đích sử dụng chính ở các quốc gia. Họ nên thiết lập hướng dẫn rõ ràng cho tổ chức tài chính thuộc quyền quản lý và tìm cách thông báo, bảo vệ nhà đầu tư bán lẻ. Cuối cùng, để có hiệu quả đầy đủ, quy định phải được phối hợp chặt chẽ giữa các khu vực pháp lý.

Đình Đình

Theo IMF Blog

Xem tin gốc tại Tạp chí Bitcoin

Chia sẻ bài này