Có an toàn khi liên hệ với hacker mũ trắng để khôi phục số Bitcoin bị mất hay không?

Đăng bởi trong Tiền điện tử

Một bài viết của BBC báo cáo rằng, hacker mũ trắng đã giúp một người dùng Bitcoin truy cập vào ví bị khóa của cô ấy. Mặc dù câu chuyện kết thúc tốt đẹp, những người khác rơi vào tình huống tương tự có khả năng khiến bản thân bị mất toàn bộ tài sản của mình.

Hiệu quả của hàng hóa và dịch vụ khôi phục ví vẫn còn đang gây tranh cãi, khi lĩnh vực này chứa đầy những nhân vật mờ ám có âm mưu lừa đảo.

Chẳng hạn một câu hỏi về việc phục hồi số Bitcoin bị mất trên Quora cho thấy rất nhiều câu trả lời, mỗi câu trả lời đề xuất một chuyên gia khác nhau để trợ giúp vấn đề. Các tình huống mà người sử dụng có thể gặp phải những kẻ lừa đảo bao gồm:

  • Kẻ lừa đảo và chuyên gia khôi phục được họ giới thiệu không phải cùng 1 người
  • Liên hệ qua địa chỉ Gmail thay vì địa chỉ tên miền của công ty.
  • Sử dụng những từ ngữ mang tính chất “quảng cáo”, hứa hẹn chắc chắn về hiệu suất của dịch vụ
  • Đưa ra câu chuyện về cách mà chuyên gia từng giúp những khách hàng khác.

Bitcoin

Mẫu quảng cáo dịch vụ khôi phục Bitcoin lừa đảo | Nguồn: Quora

Với việc giá trị của Bitcoin ngày càng tăng cao, việc tìm đến các “chuyên gia phục hồi” là điều dễ hiểu. Nhưng liệu làm như vậy có mang lại rắc rối cho người sử dụng hay không?

Điều gì đã xảy ra với Rhonda Kampert, nhà đầu tư Bitcoin từ rất sớm?

Rhonda Kampert, công dân tại Illinois, đã đầu tư vào Bitcoin lần đầu tiên vào năm 2013, khi mua 6 BTC với giá 80 USD cho mỗi BTC.

Cùng với thời gian, cô ấy đã sử dụng một phần token nhưng đã quên mất phần lớn lượng BTC còn lại. Mãi đến năm 2017, khi Bitcoin chạm mốc $ 20.000, cô mới chợt nhớ ra. Tuy vậy, bản thô cô không thể nhớ chính xác ID ví của mình là gì.

Mãi đến đầu năm 2021, sau khi giá đạt vùng $ 50.000, Kampert mới có đủ động lực để thử tìm lại số BTC này. Cuối cùng, cô đã khôi phục được ví, với khoản lợi nhuận khổng lồ lên đến 62.400%.

Bitcoin có thể bị hack hay không?

Trong quá trình tìm kiếm sự giúp đỡ, cô tình cờ gặp hai cha con Chris và Charlie Brooks. Sau khi trò chuyện một thời gian, cô đã cảm thấy đủ tự tin để giao cho họ những thông tin mà mình có.

Trong cuộc gọi video giữa hai bên, Kampert nhớ lại cách mà Chris mở ví ngay trước mặt cô. Trong số sáu 6 BTC ban đầu mà cô có, ví cho thấy số dư là 3,5 BTC (khoảng $ 175.000 vào thời điểm đó).

Sau khi trả cho Brooks khoản phí 20%, cô đã trả $ 10.000 học phí đại học cho cô con gái của mình. Phần còn lại đã được chuyển vào một ví cứng, với mã PIN “được cô ghi nhớ rất kỹ càng”.

Bài viết của BBC không đề cập đến cách mà Brooks dùng để truy cập vào ví. Tuy vậy, do Kampert có mật khẩu ví và chỉ quên một phần ID, nên giả định rằng Brooks đã có thể mở ví bằng cách thử kết hợp tất cả các tổ hợp có khả năng xảy ra trong phần còn thiếu của địa chỉ ví, dựa trên thông tin mà Kampert cung cấp.

Mặc dù sử dụng một số kỹ thuật, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là không có phương pháp nhất quán nào để hack ví tiền tệ điện tử.

Trong khi mọi việc diễn ra tốt đẹp với Kampert, cô ấy cũng đã phải đối mặt với nguy cơ mất tất cả khi tin tưởng Brooks. Và liệu đã có bao nhiêu người đã bị lừa khi rơi vào tình huống tương tự?

Qua câu chuyện của Kampert, người sử dụng, nhất là những người mới tham gia vào thị trường cần cẩn thận hơn ở giai đoạn thiết lập ví và chuẩn bị các phương án đề phòng rủi ro, nhằm tránh các trường hợp tương tự xảy ra.

Tham gia Telegram của Tạp Chí Bitcoin để theo dõi tin tức và bình luận về bài viết này: https://t.me/tapchibitcoinvn

  • SEC và CFTC đàm đạo về quy định tiền tệ điện tử

Việt Cường

Theo CryptoSlate

Xem tin gốc tại Tạp chí Bitcoin

Chia sẻ bài này