Các công tố viên Hoa Kỳ đã yêu cầu Binance và CEO Changpeng Zhao “CZ” cung cấp các tài liệu liên quan đến việc kiểm tra chống rửa tiền và thông tin liên lạc của team về vấn đề này.
Changpeng Zhao “CZ” – CEO Binance
Theo báo cáo, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) yêu cầu giao nộp các hồ sơ công ty được gắn nhãn là “tài liệu cần hủy, thay đổi hoặc xóa khỏi tệp của Binance” hoặc “được chuyển từ Hoa Kỳ”.
DOJ tìm kiếm các tệp tài liệu từ CZ
Các công tố viên Hoa Kỳ yêu cầu Binance cung cấp tài liệu nêu chi tiết các cuộc kiểm tra chống rửa tiền, cũng như các tin nhắn liên quan đến CEO Changpeng Zhao của công ty.
Theo Reuters đưa tin hôm thứ 5 trích dẫn một yêu cầu vào tháng 12/2020, DOJ đã yêu cầu CZ cùng 12 sàn giao dịch và đối tác khác tiết lộ các tin nhắn thảo luận về cách sàn xử lý các giao dịch bất hợp pháp và chiêu mộ khách hàng Hoa Kỳ. Cơ quan cũng yêu cầu công ty giao nộp hồ sơ được gắn nhãn là “tài liệu cần hủy, thay đổi hoặc xóa khỏi tệp của Binance” hoặc “được chuyển từ Hoa Kỳ”. Theo báo cáo, các công tố viên cần 29 tài liệu về hoạt động quản lý, cấu trúc, tài chính, kinh doanh và tuân thủ của công ty từ năm 2017.
Yêu cầu này được đưa ra để phục vụ cho cuộc kiểm tra Binance tuân thủ quy định tài chính của Hoa Kỳ. Theo một số nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, các nhà chức trách Hoa Kỳ muốn xác định liệu Binance có vi phạm Đạo luật Bảo mật Ngân hàng hay không. Luật quy định các sàn giao dịch phải đăng ký với Bộ Tài chính Hoa Kỳ và tuân thủ quy định chống rửa tiền. Đối tượng vi phạm có thể bị phạt 10 năm tù.
Trả lời yêu cầu bình luận của Reuters, Giám đốc truyền thông Patrick Hillmann của Binance cho biết đó là “quy trình tiêu chuẩn” để các nhà quản lý tiếp cận với các tổ chức tiền điện tử hoạt động dưới tầm quản lý.
“Chúng tôi thường xuyên làm việc với các cơ quan để giải quyết mọi câu hỏi mà họ đặt ra”.
CZ cũng xác nhận các tuyên bố được đưa ra trong báo cáo trên Twitter hôm thứ 5, nói rằng sàn tự nguyện giao nộp thông tin. Các Công tố viên Hoa Kỳ đưa ra “yêu cầu tự nguyện chia sẻ một số thông tin nhất định vào năm 2020 và chúng tôi đã thực hiện”, anh viết, đồng thời cho biết thêm rằng điều quan trọng đối với “ngành là xây dựng lòng tin với các cơ quan quản lý”.
Binance bác bỏ cáo buộc của Reuters
Reuters đã công bố một số bài điều tra cáo buộc đả kích Binance trong năm qua, nhưng sàn đã liên tục bác bỏ các cáo buộc. Vào tháng 7, một báo cáo của Reuters cho rằng Binance đã trốn tránh lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ để phục vụ khách hàng Iran, nhưng CZ trả lời công ty sử dụng sản phẩm KYC (xác minh danh tính) của chính Reuters để xác minh khách hàng.
Một tháng trước đó, Reuters tuyên bố tội phạm sử dụng Binance để rửa 2,35 tỷ đô la các khoản tiền đánh cắp. Đại diện của Binance khẳng định báo cáo sử dụng “thông tin cũ và chứng thực cá nhân chưa xác minh để làm cơ sở thiết lập một câu chuyện sai lệch”. Binance cũng xuất bản bài đăng trên blog vào tháng 4 bác bỏ tuyên bố từ một báo cáo của Reuters rằng họ đã bàn giao dữ liệu cho chính quyền Nga.
Binance là sàn giao dịch hàng đầu thế giới, xử lý khoảng 60 tỷ đô la khối lượng hàng ngày theo dữ liệu của Nomics. Kể từ khi ra mắt vào năm 2017, nền tảng tăng trưởng bùng nổ do nhu cầu về tài sản kỹ thuật số ngày càng cao. Vào năm 2021, họ bị các cơ quan quản lý trên toàn thế giới giám sát hoạt động gắt gao, bị cấm vì bị cáo buộc phục vụ khách hàng mà không đăng ký tại các khu vực tài phán và không tuân thủ quy trình kiểm tra chống rửa tiền. Binance đã đưa ra một số biện pháp tuân thủ để làm hài lòng các cơ quan quản lý, bao gồm cắt giảm giao dịch đòn bẩy từ 100x xuống tối đa 20x và giới thiệu các biện pháp kiểm tra nhận dạng nghiêm ngặt hơn để đăng ký tài khoản.
“Binance không phải là một công ty Trung Quốc”
CEO Binance gần đây đã phát hành một tuyên bố trên blog Binance để làm sáng tỏ mối quan hệ của công ty với Trung Quốc.
Anh khẳng định Binance không phải là một công ty Trung Quốc và các thuyết âm mưu về việc một nhân viên Trung Quốc bí mật điều hành doanh nghiệp là sai sự thật.
Trong tuyên bố hôm thứ 5, CZ kể lại lịch sử cá nhân của mình với Trung Quốc. Anh và gia đình chạy trốn khỏi đất nước đến Canada khi anh 12 tuổi, chỉ 2 tháng sau sự kiện ngày 4/6/1989.
“Nó đã thay đổi cuộc đời tôi mãi mãi và mở ra khả năng vô tận cho tôi”, anh viết.
CZ trở lại Trung Quốc vào năm 2005 và bắt đầu kinh doanh sàn giao dịch dưới dạng dịch vụ có tên Bijie Tech vào năm 2015. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa tất cả các sàn như vậy vào tháng 3/2017, buộc hoạt động kinh doanh này phải chấm dứt.
Sau đó, họ đã áp đặt lệnh cấm đơn phương tương tự đối với các sàn giao dịch hoạt động ở Trung Quốc vào ngày 4/9 – chỉ 1,5 tháng sau khi CZ và team của anh khởi động Binance. Điều này buộc Binance phải áp dụng mô hình làm việc từ xa, dẫn đến việc công ty phải thuê nhân viên từ khắp nơi trên thế giới.
Guanying Chen tranh cãi
Theo CEO, một trong những nhân viên làm việc cho anh tại công ty đầu tiên Bijie Tech là Guanying Chen, quốc tịch Trung Quốc. CZ đã đưa cô làm đại diện pháp lý của công ty vào thời điểm đó do luật pháp hạn chế những người nước ngoài như anh – một công dân Canada.
“Bởi vì tên của cô ấy được liệt kê trong các tài liệu ban đầu của Bijie Tech, những kẻ gièm pha Binance đã chớp thời cơ để truyền bá thuyết âm mưu Guangying là chủ sở hữu bí mật của Bijie Tech và có thể là cả Binance”.
Nhiều bài báo gần đây, bao gồm cả một bài được tạp chí Fortune xuất bản vào thứ 2, đã nói bóng gió Binance có mối liên hệ sâu sắc với Trung Quốc do nguồn gốc của họ. Bài viết gợi ý Binance cần bị cấm ở Ấn Độ giống như TikTok, do “được những người gốc Trung Quốc dẫn dắt”.
CZ nói rằng Chen bị buộc rời khỏi Trung Quốc vào năm 2017, nhưng nhiều tờ báo vẫn lan truyền “thuyết âm mưu” về cô như một số tờ báo lá cải thỉnh thoảng đăng tải. Hiện nay, Chen giám sát quản trị viên, team thanh toán bù trừ của Binance và sống ở một quốc gia châu Âu.
CEO kết luận Chen không phải là “đặc vụ bí mật của chính phủ Trung Quốc” và Binance không phải là một công ty Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực từ “phe đối lập ở phương Tây” để thêu dệt nó như vậy.
Tin tức giả mạo và FUD trong lĩnh vực tiền điện tử
CEO lưu ý các chiến dịch FUD độc hại khá phổ biến trong tiền điện tử và thường được các tổ chức trong ngành khơi mào. Anh cho biết, một số sàn giao dịch thậm chí đã tạo ra các trang web chỉ để đánh bại các đối thủ cạnh tranh trong khi giả danh là nhóm tin độc lập.
Tether – công ty phát hành stablecoin lớn nhất thế giới – thường xuyên đưa ra các tuyên bố nhắm mục tiêu đến cơ sở báo chí đang lan truyền nghi ngờ về công ty. Vào thứ 3, công ty đã đáp trả lại Wall Street Journal (WSJ) vì đã chọn Tether để chỉ trích áp dụng tương tự đối với các nhà phát hành stablecoin khác.
“Những kiểu tấn công này ngày càng trở nên tinh vi hơn. Những loại chiến dịch như vậy làm xói mòn niềm tin trong toàn bộ ngành”.
- Điều gì khiến LUNA Classic (LUNC) tăng vọt?
Đình Đình
Theo AZCoin News