Cách lựa chọn, đánh giá hoặc phân tích các altcoin

Đăng bởi trong Tiền điện tử

Trước khi đầu tư vào altcoin, bạn nên xem xét Whitepaper của dự án, các yếu tố cung – cầu, team và nhiều bên liên quan đứng sau dự án. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ cần phải làm gì.

Altcoin là gì?

“Altcoin” là từ ghép của “alternative” (thay thế) và “coin”. Hay nói cách khác, altcoin đề cập đến tất cả các lựa chọn thay thế cho Bitcoin và có chung đặc điểm với Bitcoin. Ví dụ: Bitcoin và các loại altcoin có khung hoạt động cơ bản giống nhau. Tương tự Bitcoin, altcoin cũng hoạt động giống như các hệ thống ngang hàng (P2P) và cùng chia sẻ code.

Tất nhiên, cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa Bitcoin và các altcoin. Một trong những điểm khác biệt đó là cơ chế đồng thuận được altcoin sử dụng để xác thực giao dịch hoặc tạo khối. Trong khi Bitcoin sử dụng cơ chế đồng thuận PoW, altcoin thường sử dụng PoS. Có nhiều danh mục altcoin khác nhau và được xác định theo cơ chế đồng thuận và các chức năng độc đáo của chúng.

Dưới đây là các loại altcoin phổ biến nhất:

Dựa trên khai thác

Altcoin hoạt động dựa trên khai thác sử dụng cơ chế PoW, cho phép các hệ thống tạo ra coin mới bằng cách khai thác. Khai thác đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề tính toán phức tạp để tạo khối. XMR, LTC và ZEC là những ví dụ tiêu biểu của loại này.

XMR/USDT. Nguồn: TradingView

Stablecoin

Stablecoin ra đời nhằm mục đích giảm biến động vốn dĩ là bản chất của hoạt động giao dịch và quá trình sử dụng tiền tệ điện tử kể từ khi bắt đầu. Do đó, giá trị của stablecoin được gắn với giá trị của nhiều loại hàng hóa, như kim loại quý, tiền tệ fiat hoặc các loại tiền tệ điện tử khác. Những loại hàng hóa này đóng vai trò như một khoản dự trữ trong trường hợp stablecoin gặp sự cố. DAI, USDC và USDT là các stablecoin lớn nhất trên thị trường hiện nay.

Token chứng khoán

Đúng như tên gọi của nó, token chứng khoán tương tự như chứng khoán truyền thống được giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Chúng giống như cổ phiếu truyền thống và đại diện cho vốn chủ sở hữu, dưới hình thức sở hữu hoặc cổ tức. Token chứng khoán thu hút các nhà đầu tư vì có nhiều khả năng giá của chúng sẽ tăng nhanh chóng.

Memecoin

Sở dĩ loại altcoin này có tên gọi như vậy bởi vì chúng được lấy ý tưởng từ trò đùa dựa trên các loại tiền tệ điện tử nổi tiếng. Chúng thường được những người nổi tiếng và KOL trong không gian tiền tệ điện tử cường điệu. Ví dụ, Elon Musk – CEO của Tesla và cũng là một người đam mê tiền tệ điện tử thường xuyên thúc đẩy các memecoin phổ biến DOGE và SHIB trên Twitter.

DOGE/USDT. Nguồn: TradingView

Token tiện ích

Token tiện ích được sử dụng để cung cấp dịch vụ như phần thưởng, phí mạng và mua hàng trong một mạng nhất định. Khác với token chứng khoán, token tiện ích không cung cấp vốn chủ sở hữu. Ví dụ, FIL là token tiện ích được sử dụng để mua dung lượng lưu trữ trên mạng lưu trữ phi tập trung Filecoin.

FIL/USDT. Nguồn: TradingView

Căn cứ nào để đánh giá các altcoin?

Phân tích altcoin cơ bản bao gồm xem xét và đánh giá tất cả thông tin có sẵn về nó. Trong đó, không thể bỏ qua các khía cạnh như trường hợp sử dụng, mạng và team đứng sau dự án để hiểu đầy đủ và đánh giá altcoin tốt nhất nên mua.

Khi phân tích các altcoin hoặc bất kỳ loại tiền tệ điện tử nào để đầu tư, phải hiểu tài sản đang được định giá quá cao hay quá thấp. Nên tránh những tài sản được định giá quá cao. Ngược lại, những tài sản bị định giá thấp là lý tưởng hơn cả. Điều này là do các tài sản được định giá quá cao có khả năng hoạt động kém hơn và giảm trở lại giá trị thực của chúng. Mặt khác, tài sản bị định giá thấp có rất nhiều tiềm năng phát triển và luôn mang lại lợi nhuận.

Phân tích thấu đáo các thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất. Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích về cách phân tích tiền tệ điện tử trước khi đầu tư:

Bước 1: Phân tích whitepaper và tìm giá trị đề xuất

Nghiên cứu chi tiết whitepaper (sách trắng) của token sẽ cung cấp nhiều thông tin liên quan như các trường hợp sử dụng, mục tiêu và tầm nhìn của team đối với dự án. Whitepaper phải mang lại cho bạn một bức tranh khả quan về cách altcoin cung cấp giá trị cho người sử dụng.

Ví dụ, Bitcoin có đề xuất giá trị như sau:

“Một loại tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung, không có ngân hàng nhà nước hoặc quản trị viên duy nhất, có thể được gửi từ người sử dụng này sang người sử dụng khác trên mạng ngang hàng mà không cần người trung gian”.

altcoin 1

Nguồn: Bitcoin whitepaper

Đề xuất giá trị của altcoin có thể đưa ra những gợi ý để bạn có thể tiếp tục phân tích thông tin khác về nó.

Bước 2: Tìm kiếm các altcoin có nhu cầu ngày càng tăng và nguồn cung ổn định (hoặc giảm dần)

Xem xét cung và cầu là một trong những cách tốt nhất để đánh giá khoản đầu tư tiền tệ điện tử tiếp theo của bạn. Sau khi hiểu rõ altcoin có thể tăng thêm giá trị cho người sử dụng như thế nào, việc tiếp theo là phân tích cách nó điều hướng cung và cầu.

Nói một cách đơn giản, các altcoin có nhiều ưu đãi sẽ tạo điều kiện gia tăng nhu cầu. Theo đó, nguồn cung liên tục giảm hoặc ổn định. Khi cầu vượt cung, giá cả sẽ tăng lên, do đó thúc đẩy nhu cầu nhiều hơn.

Để theo dõi, bạn có thể truy cập các tài nguyên như chỉ số giá và tin tức thị trường, cũng như bản đồ nhiệt của Coin 360 và CoinMarketCap.

Bước 3: Đánh giá team và nhiều bên liên quan đứng sau dự án

Sau khi đã hiểu rõ về những gì dự án có thể cung cấp, bước tiếp theo là đánh giá kỹ team chủ quản dự án. Bạn có thể tìm thấy thông tin về họ trong whitepaper, nhưng hãy cố gắng thực hiện thêm nghiên cứu độc lập. Có rất nhiều nguồn hữu ích như trang web dự án cũng như hồ sơ LinkedIn. Thường thường, các nhà phát triển sẽ công khai thông tin của họ và tất cả mọi người đều có thể truy cập được.

Đặt ra những câu hỏi sau khi tìm hiểu lý lịch của từng thành viên:

– Họ đã từng làm việc cho các dự án thành công và có uy tín khác chưa?

– Họ có chứng chỉ gì?

– Họ có phải là thành viên có uy tín của cộng đồng tiền tệ điện tử và hệ sinh thái blockchain không?

Mục đích là để tìm xem liệu team đứng sau dự án có kinh nghiệm và bao gồm các chuyên gia biết họ đang làm gì hay không. Bạn có thể xem xét các nền tảng phân tích on-chain và trình khám phá blockchain để bổ sung cho nghiên cứu của mình về vấn đề này. Bạn cũng có thể tìm hiểu hồ sơ mạng xã hội của họ hoặc kiểm tra Twitter để biết các cuộc trò chuyện mà họ tham gia.

Ví dụ, Ethereum có một cộng đồng đầu tư mạnh mẽ bởi vì mọi cá nhân làm việc trên Ethereum đều tạo ra giá trị cho holder ETH. Bất chấp các vấn đề như phí cao và giao dịch chậm, các nhà phát triển, nhà xây dựng cộng đồng và những tài năng hàng đầu khác vẫn muốn tiếp tục với các dự án liên quan đến Ethereum.

altcoin 2

Team Ethereum | Nguồn: Duncan Rawlinson

Ví dụ, các nền tảng như AAVE và OpenSea được xây dựng trên Ethereum. Dự án có đội ngũ cốt lõi mạnh mẽ sẽ nhận được nhiều lợi thế vì nó tạo ra hiệu ứng gợn sóng. Giống như Ethereum, họ sẽ thu hút được nhiều nhà tư tưởng tương lai đáng tin cậy hơn, do đó cho phép nhiều dự án và cải tiến hơn nữa được xây dựng trên nền tảng. Kéo theo đó, những người này cố gắng liên tục cải tiến nền tảng và sáng kiến có sẵn liên quan đến dự án, tạo ra nhiều giá trị hơn nữa cho những holder nắm giữ coin.

Nền tảng altcoin nào có tiềm năng nhất?

Khi nói đến đầu tư altcoin, có rất nhiều tùy chọn. Tuy vậy, hãy luôn thận trọng khi tìm hiểu loại nào có tiềm năng nhất để đảm bảo bạn sẽ đầu tư thông minh.

Ethereum: Có một lý do tại sao ETH được nhiều người mệnh danh là “Vua của các altcoin”. Được Vitalik Buterin và những đồng sáng lập tạo ra vào năm 2013, Ethereum là một nền tảng hợp đồng thông minh được sử dụng để xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApps). Các nhà sáng lập đã thiết kế Solidity, ngôn ngữ lập trình riêng của Ethereum cho các hợp đồng thông minh. Phần lớn không gian tài chính phi tập trung hiện tại hoạt động trên blockchain này, trong khi token gốc ETH tiếp tục phát triển tính hữu dụng theo từng ngày.

Chainlink: Chainlink đưa các hợp đồng thông minh lên một tầm cao mới bằng cách kết hợp với dữ liệu trong thế giới thực. Nhờ Chainlink, các hợp đồng thông minh Ethereum giờ đây có thể thực hiện lệnh đến giao diện lập trình ứng dụng khác. Giá trị của LINK tiếp tục tăng cao trong khi thu hút nhiều bên liên quan mang lại lợi ích cho nền tảng, bao gồm cả cựu CEO Google Eric Schmidt với tư cách là một trong những cố vấn của mạng.

altcoin 3

Quá trình phát triển hệ sinh thái của Chainlink | Nguồn: Chainlink

Stellar Lumens: Stellar ra đời nhằm mục đích hợp nhất các hệ thống hoạt động ngân hàng toàn thế giới thông qua nền tảng phi tập trung của nó. Bởi vậy, nó sử dụng các hình thức thanh toán ngắt kết nối như Alchemy Pay và Single Euro Payments Area (SEPA). Sau đó, Stellar Network kết nối các hệ thống này thông qua sổ cái phi tập trung. Đối thủ cạnh tranh với Stellar là Ripple hiện đang dính líu lùm xùm kiện tụng với SEC dẫn đến không ít thiệt hại như giá token gốc XRP lao dốc, bị sàn giao dịch hủy niêm yết… Nhân cơ hội này, Stellar có được vị trí quan trọng để trở thành mạng mua hàng và thanh toán toàn thế giới hàng đầu.

Aave: Aave là một trong những giao thức cho vay hàng đầu hiện nay và tiếp tục cung cấp tính năng bảo mật và ẩn danh cho người vay. Vì tính phổ biến của nó, người vay được yêu cầu cung cấp tài sản thế chấp lớn hơn số tiền tệ họ vay. Tài sản thế chấp được ký quỹ an toàn trong suốt thời gian vay. Trong trường hợp vỡ nợ, người cho vay sẽ tự động được mua hàng và thanh toán thông qua hợp đồng thông minh.

Minh Anh

Theo Cointelegraph

Xem tin gốc tại Tạp chí Bitcoin

Chia sẻ bài này