Các thương hiệu tỷ đô la đang đổ xô vào Metaverse bằng cách mua NFT, mua tên miền ENS và chấp nhận tiền điện tử.
Budweiser và Pepsi tham gia lĩnh vực NFT
Hồi tháng 8, trong thời kỳ đỉnh điểm của “Mùa hè NFT”, Budweiser đã trở thành một trong những cái tên đầu tiên tham gia vào tiền điện tử. Budweiser đã mua tên miền “beer.eth” trên Ethereum Name Service, một NFT tên lửa vũ trụ và sử dụng cả hai trong hồ sơ Twitter của mình.
Budweiser tiếp nối xu hướng vào ngày 30/11 khi công bố một loạt NFT của riêng mình, gồm 1.900 bộ sưu tập kỹ thuật số. Những token này sẽ cấp cho chủ sở hữu quyền truy cập vào “Budverse”, một nền tảng cung cấp lợi ích và phần thưởng chưa được tiết lộ.
Budweiser không phải là công ty thức uống duy nhất thâm nhập vào lĩnh vực này. Pepsi đã công bố bộ sưu tập NFT “Pepsi Mic Drop”, gồm 1.893 NFT hoạt động trên Ethereum.
Hôm nay, danh sách chờ trên trang web của công ty đã mở, cho phép người dùng đăng ký ví cho đợt khuyến mãi sắp tới vào ngày 14/12.
VaynerNFT, do Gary Vaynerchuck đứng đầu, đang giúp Pepsi tạo ra những token đó. Vaynerchuck chúc mừng Pepsi vì đã “nắm bắt một trong những thay đổi công nghệ quan trọng nhất trong cuộc đời”, nói thêm rằng NFT có thể “thay đổi văn hóa tạo ra giá trị mãi mãi”.
Nike và Adidas tham gia Metaverse
Có rất nhiều ví dụ trong một lĩnh vực khác đã tham gia vào xu hướng này: trang phục thể thao, như Adidas và Nike.
Adidas đã mua token Bored Ape Yacht Club trong tháng này với giá 46 ETH (hiện trị giá 180.000 đô la), giống như gã khổng lồ thanh toán Visa cũng đã mua NFT CryptoPunks vào tháng 8.
Ngoài giao dịch mua đó, Adidas đang làm việc với hai nhà lãnh đạo khác trong lĩnh vực NFT: KOL gmoney.eth và loạt truyện tranh kỹ thuật số PUNKS Comic. Thông tin chi tiết về những quan hệ hợp tác này vẫn chưa được công bố.
Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh Nike đã nộp một số bằng sáng chế về hàng hóa ảo liên quan đến tiền điện tử vào tháng 11. Trước đó, công ty đã được cấp bằng sáng chế CryptoKicks, giày vật lý kết hợp với NFT kỹ thuật số.
Công ty cũng đã tạo ra Nikeland trong game sandbox Roblox, mặc dù nỗ lực này dường như không tận dụng được NFT.
Phản ứng dữ dội
Xu hướng hàng hóa kỹ thuật số bắt đầu phát triển mạnh vào tháng 10 khi Mark Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta với mục đích tập trung vào thực tế ảo hơn là mạng xã hội.
NFT đặc biệt được chú ý vào đầu năm khi các công ty nổi tiếng như Twitter, TikTok và Time Magazine đúc NFT của riêng họ và khi các nhà đấu giá lớn như Sotheby’s và Christie’s tổ chức các cuộc đấu giá NFT giá trị cao.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hài lòng về việc các thương hiệu móc nối với tiền điện tử. Một ví dụ điển hình đã xảy ra trong tuần này là Pepsi và Budweiser chào đón nhau trên Twitter, khiến nhiều người khó chịu.
Các nhà quản lý phương tiện truyền thông xã hội của 2 công ty đã sử dụng thuật ngữ của nhà đầu tư tiền điện tử như WAGMI (viết tắt của “We’re all gonna make it” – chúng ta cùng nhau thực hiện) và gọi nhau là “fren” (bạn bè). Tuy nhiên, Solana lại chế nhạo những nỗ lực của Pepsi trong việc tương tác với tiền điện tử là “thấy sang bắt quàng làm họ”.
Thậm chí, các công ty khác đã gặp nhiều trở ngại đáng kể hơn trong tình huống tương tự. Discord phải loại bỏ các kế hoạch NFT gần đây của mình sau phản ứng dữ dội về chi phí môi trường phát sinh từ khai thác tiền điện tử. Các công ty khác có kế hoạch NFT như Sega, Ubisoft và Artstation cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích gay gắt. Ngay cả Kickstarter cũng bị lên án vì lý do này mặc dù đã chọn sử dụng một blockchain không thải ra carbon.
Bất chấp những tranh cãi đó, tiền điện tử được áp dụng rộng rãi trong thế giới thực có thể dẫn đến việc một số thương hiệu toàn cầu dễ nhận biết nhất tham gia nhiều hơn vào không gian này.
- Nhà đầu tư nổi tiếng suy đoán lý do stablecoin UST của Terra chiến thắng sUSD
- Digital Currency Group huy động được $700 triệu từ các gã khổng lồ SoftBank và Google
- Điều gì đằng sau sự bùng nổ của Metaverse?
Đình Đình
Theo Cryptobriefing
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook