Các giải pháp mở rộng quy mô Ethereum có đang phá vỡ hệ sinh thái?

Đăng bởi trong Tiền điện tử

Phí giao dịch trên mainnet Ethereum đã gây ra nhiều thất vọng và thường xuyên bị chỉ trích cho đến nay, phí giao dịch đã tăng đều đặn trong ít nhất một năm nay. Vì nền tảng hợp đồng thông minh lớn nhất thế giới đang ngày càng phổ biến, các khoản phí đi kèm với mỗi giao dịch cũng leo thang trong khi mạng ngày càng tắc nghẽn.

Ethereum

Cơn sốt NFT năm nay thậm chí càng đẩy nhanh xu hướng này và có lẽ đã đến lúc người sử dụng bình thường làm quen với ý tưởng không giao dịch trên mainnet Ethereum, vì mainnet có xu hướng được dùng để thực hiện các giao dịch có giá trị cao và giao dịch do giải pháp mở rộng quy mô trên mainnet Ethereum phát hành.

Trên thực tế, nhiều người trong không gian gợi ý nên ngừng giao dịch trên mainnet Ethereum và chuyển sang các giải pháp mở rộng quy mô (layer 2) như Optimism, Arbitrum và Starknet mới được phát hành.

Với những người sử dụng không quá quan tâm đến Ethereum, không đặt nặng sự phi tập trung và thường là những người mới tham gia vào không gian tìm đến các nền tảng có thông lượng giao dịch cao và phí gần như bằng 0. Rất ít người nhận thấy sự thành công của các hệ thống layer 1 như Solana, Avalanche và sidechain Ethereum, chẳng hạn như Polygon – một điều rất đáng kinh ngạc.

Quy mô sử dụng mạng như thế nào?

Từ quan điểm kỹ thuật, người sử dụng chỉ nên giao dịch trên mạng layer 2 khi sử dụng các ứng dụng trên Ethereum hàng ngày và để lại mainnet cho các giao dịch có giá trị cao, các giao dịch từ giải pháp mở rộng quy mô. Về lâu dài, mainnet Ethereum chỉ nên được sử dụng cho các giải pháp mở rộng quy mô.

Các giải pháp mở rộng quy mô trên Ethereum, còn được gọi là rollup, là công nghệ tách layer thực thi trên Ethereum và cuộn các giao dịch vào một nhóm, gộp toàn bộ nhóm thành một giao dịch duy nhất trên Ethereum mainnet, do đó nén dữ liệu giao dịch và giảm lượng lớn nhu cầu không gian khối.

Chi phí GAS cần thiết cho giao dịch gộp trên mainnet về cơ bản được chia đều cho tất cả các giao dịch riêng lẻ có trong nhóm, giảm phí cho mỗi giao dịch. Ngoài ra, việc tách layer thực thi cho phép tối ưu hóa thông lượng giao dịch, giúp các giao dịch được xử lý gần như tức thì và trải nghiệm người sử dụng tốt hơn, trong khi vẫn có tính năng phi tập trung và bảo mật của mainnet Ethereum. Tuy vậy, sidechain không có được lợi thế này và tự duy trì tập hợp các node xác thực của riêng chúng.

Những hạn chế

Từ quan điểm trải nghiệm người sử dụng, điều này có những hạn chế riêng. Trong đó, đáng chú ý nhất là sự chia tách giữa các ứng dụng phi tập trung và giải pháp mở rộng khác nhau. Vì những lý do này, các nhà phát triển bảo trì code và bảo mật đứng về hai phía, buộc phải chuyển code sang các nền tảng khác. Trong khi các giải pháp mở rộng tương tự nhau về khả năng tương thích Ethereum (Ethereum Virtual Machine), chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ban đầu, các team phải chọn giải pháp mở rộng quy mô để triển khai ứng dụng của họ. Điều này tạo ra tình huống người sử dụng chọn một giải pháp mở rộng cụ thể tùy thuộc vào ứng dụng họ muốn sử dụng. Vì mỗi giải pháp mở rộng quy mô chạy một mạng khác với mainnet Ethereum nên người sử dụng thích sử dụng nhiều ứng dụng sẽ phải gửi tiền tệ qua cầu nối đến một số mạng không tương thích.

Ví dụ, một NFT được mua hoặc đúc tại dịch vụ chạy trên Arbitrum. Người sử dụng không thể bán NFT này tại dịch vụ chạy trên Optimism, trừ khi nó được bắc cầu đến mạng. Do đó, chủ sở hữu sẽ phải trả phí giao dịch trên mainnet. Trong tình huống như thế này, người sử dụng phải có tiền tệ trên cả hai mạng. Trên thực tế, nhiều người có tiền tệ trên 4 đến 5 mạng layer 2 khác nhau để có khả năng hoạt động.

Như vậy, kết quả là họ phải giữ tiền tệ trên nhiều mạng layer 2, chuyển đổi giữa các mạng tùy thuộc vào dịch vụ họ muốn sử dụng và chuyển tiền tệ giữa các mạng đến nơi họ cần.

Kết luận

Chỉ có thời gian mới biết điều này sẽ dẫn đến kết quả như thế nào khi quỹ đạo hiện tại hướng đến rất nhiều giải pháp mở rộng quy mô trong ngắn hạn. Tuy vậy, cũng không loại trừ khả năng tất cả chúng sẽ hội tụ trong dài hạn. Điều này thường xảy ra khi thị trường trưởng thành. Trong mọi trường hợp, có vẻ như đã đến lúc người sử dụng bắt đầu chuyển sang giải pháp mở rộng quy mô và chuẩn bị cho tương lai chia tách mạng, khác xa với một mạng đơn lẻ tiện lợi.

Vì phí giao dịch dường như luôn tăng không ngừng, người sử dụng có thể rơi vào tình thế “chết từ từ” do phí tăng cao khiến cho hoạt động giao dịch ngày càng trở nên đắt đỏ.

Minh Anh

Theo Cryptoslate

Xem tin gốc tại Tạp chí Bitcoin

Chia sẻ bài này