Vào thứ 2, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank of International Settlement – BIS), một tổ chức tài chính thuộc sở hữu của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, đã công bố báo cáo xem xét sự phát triển của ngành tài chính phi tập trung. Bài báo trình bày rõ quan điểm ngay từ phần mở đầu:
“Có “sự ảo tưởng phân cấp” trong DeFi vì nhu cầu quản trị dẫn đến tập trung hóa là điều không thể tránh khỏi và các khía cạnh cấu trúc của hệ thống dẫn đến sự tập trung quyền lực.
Nếu DeFi trở nên phổ biến, các lỗ hổng của nó có khả năng làm suy yếu sự ổn định tài chính. Những lỗ hổng đó thậm chí nghiêm trọng do đòn bẩy cao, thanh khoản không phù hợp, tính chất liên kết tích hợp và thiếu các bộ phận giảm sốc như ngân hàng”.
Theo BIS, tất cả giao thức DeFi đều có yếu tố tập trung cố hữu do khuôn khổ quản trị trung tâm theo cách tương tự thực thể pháp lý như tập đoàn. Ngoài ra, một số blockchain DeFi nhất định tập trung quyền lực vào tay hodler lớn hoặc cho những người nội bộ trong vòng bán token.
Tiền điện tử so với tài chính truyền thống | Nguồn: BIS
Báo cáo còn chỉ trích đòn bẩy cao của các nền tảng cho vay và giao dịch DeFi, như giới hạn của Binance có lúc vượt 100 lần. BIS cũng chỉ ra rằng sự mong manh của stablecoin, đặc trưng bởi tính không rõ ràng và thiếu quy định, cùng với các vấn đề thanh khoản và rủi ro thị trường, có thể dẫn đến việc nhà đầu tư rút tiền hàng loạt, khiến chúng giảm xuống thấp hơn nhiều so với mệnh giá trong một thời gian ngắn.
Tăng trưởng trong các hoạt động tiền điện tử | Nguồn: BIS
Báo cáo cho biết:
“Hiện tại, người chơi chủ yếu hướng đến đầu cơ, đầu tư và kinh doanh chênh lệch giá tiền điện tử hơn là trường hợp sử dụng trong nền kinh tế thực. Nhìn chung, tiền đề chính của DeFi là loại bỏ các trung gian tập trung dường như vẫn chưa được thực hiện”.
- Hơn 80% giao dịch NFT vào năm 2021 có giá trị dưới 10.000 đô la
- TVL trong DeFi mất 5% trong 24 giờ qua, token AMM và Rebase giảm 15-23%
- Vàng, Bitcoin hoặc DeFi: Đâu là hàng rào phòng ngừa lạm phát?
Đình Đình
Theo Cointelegraph
Theo dõi trang Twitter | Theo dõi kênh Telegram | Theo dõi trang Facebook