Vi bằng là gì? Công chứng vi bằng nhà đất có giá trị pháp lý như thế nào?
Tìm hiểu về Vi bằng là gì? Trường hợp mua bán nhà đất bằng công chứng vị bằng có giá trị pháp lý không? Những lưu ý khi mua bán nhà đất bằng công chứng Vi bằng. Tất cả sẽ được Văn phòng luật sư Centalaw giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Vi bằng là gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động của thừa phát lại:
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của nghị định này.
Công chứng vi bằng là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 luật công chứng “Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của luật này”.
Như vậy, công chứng vi bằng là văn bản bằng thừa phát lại được công chứng viên chứng nhận theo quy định của luật công chứng.
Giá trị của vi bằng?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động của thừa phát lại.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Là căn cứ thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Giá trị của Vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Mua bán nhà đất bằng công chứng vi bằng có an toàn không?
Mua bán nhà đất bằng công chứng vi bằng không an toàn vì:
Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận sự kiện, không phải hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất. Căn cứ luật đất đai thì Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất phải được công chứng, chứng thực.
Vi bằng chỉ có giá trị khi ghi nhận lại vụ giao dịch và có tác dụng làm chứng cứ để tố cáo trong vụ án tranh chấp.
Vi bằng không thể thay thế văn bản hành chính khác; không phải là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
>> Tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận độc thân là gì? Tại sao mua bán nhà đất cần phải có?
Các trường hợp Thừa phát lại không được lập vi bằng?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động của thừa phát lại, không được lập vi bằng trong các trường hợp như:
- Vi phạm quy định về đảm bảo an ninh, quốc phòng;
- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân;
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh…..
Những lưu ý khi mua bán nhà đất bằng công chứng vi bằng
Mua bán nhà đất bằng công cứng vi bằng không được sang tên sổ đỏ. Vì theo quy định thì phải có hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng chứng thực. Văn bản vi bằng thì không thay thế được.
Qua nội dung của bài viết, vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận sự việc. Do đó, có thể được thực hiện với nhiều người khác nhau, không tránh khỏi các nguy cơ tranh chấp xảy ra. Đã có rất nhiều những tranh chấp về mua bán nhà đất bằng công chứng Vi bằng. Vì vậy quý khách nên tìm hiểu rõ để tránh những rủi ro đáng tiếc nhé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Vi bằng. Quý khách đừng ngần ngại gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.
Trân trọng.
Xem bài gốc tại: centalaw.com