Thông tư là gì? Thẩm quyền ban hành và nội dung chính của thông tư
Khái niệm thông tư là gì? Thông tư được ban hành bởi cơ quan nào? Nội dung chính của thông tư là gì? Thông tư có hiệu lực khi nào? Bài viết dưới đây, Centalaw sẽ giải thích thế nào là thông tư và các vấn đề cơ bản, ngắn gọn kèm theo ví dụ dễ hiểu nhất.
Thông tư là gì?
Thông tư là một loại văn bản quy phạm pháp luật với mục đích giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc quản lý của một ngành nhất định.
Cơ quan ban hành thông tư là ai?
Căn cứ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thông tư được ban hành bởi:
– Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ Ngoài ra còn có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phần nội dung chính của thông tư là gì?
Nội dung chính của Thông tư tuỳ thuộc vào từng vấn để cụ thể như:
– Thông tư được ban hành bởi Chánh án Toà án nhân dân tối cao thì có các nội dung “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao”.
– Thông tư được ban hành bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì có các nội dung “Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao”.
– Thông tư được ban hành bởi Bộ trưởng, thứ trưởng cơ quan ngang bộ có các nội dung “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:
Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
Thông tư có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 151 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Thông tư có phải là văn bản pháp luật không?
Thông tư là một văn bản quy phạm pháp luật Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Luật ban bành văn bản quy phạm pháp luật thì quy phạm pháp luật được giải thích như sau: “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.” Và tại Điều 4 Thông tư được liệt kê trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ về thông tư
Thông tư 01/2020/TT-BTP ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2020. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật; chứng thực hợp đồng, giao dịch và thẩm quyền chứng thực tại các huyện đảo.
Lời kết
Qua bài viết này, hy vọng sẽ mang tới cho các bạn những thông tin hữu ích về Nghị định là gì và các nội dung cơ bản liên quan tới Nghị định. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới Nghị định. Hãy gọi ngay cho Centalaw – Công ty luật, Văn phòng luật sư uy tín tại TPHCM qua số điện thoại (028) 6650 6738 – (028) 6650 8738 để được tư vấn chi tiết hơn.
Xem bài gốc tại: centalaw.com