Công nghệ rollups: Giải pháp mở rộng quy mô, giảm phí giao dịch trên Ethereum

Đăng bởi trong Kiến thức, Tiền điện tử

Công nghệ rollups giúp gia tăng khả năng mở rộng cũng như giảm phí giao dịch cho các giao dịch diễn ra trên mạng lưới Ethereum.

Công nghệ rollups là gì?

Rollups hiểu một cách đơn giản thì đây là một trong số nhiều giải pháp giúp mở rộng quy mô cho Ethereum (ETH). Nó thực hiện việc này bằng cách tập hợp bên ngoài hàng ngàn giao dịch lại với nhau, cuộn lại thành một khối trước khi đưa nó lên mạng chính để ghi vào blockchain Ethereum. Nhờ công nghệ này, mạng Ethereum thay vì phải xử lý từng giao dịch một trong số hàng ngàn giao dịch đó thì giờ nó chỉ phải xử lý một giao dịch duy nhất mà thôi.

Ethereum đang trong giai đoạn cập nhật lên Ethereum 2.0. Về lý thuyết thì nếu quá trình cập nhật này thành công, bản thân mạng Ethereum sẽ tự giải quyết được các vấn đề về khả năng mở rộng cũng như phí gas cao ở thời điểm hiện tại. Lúc đó, các công nghệ mở rộng khác tương tự như rollups sẽ không còn “đất diễn”. Tuy nhiên, Vitalik Buterin cho rằng các giải pháp mở rộng quy mô như rollups sẽ vẫn giữ một vai trò quan trọng trên blockchain ngay cả sau khi Ethereum 2.0 được triển khai.

Công nghệ rollups hoạt động như thế nào?

Như BeInCrypto đã chia sẻ ở trên, bản chất của rollups là tập hợp các giao dịch nhỏ lẻ lại và chuyển đến mạng chính Ethereum bằng một giao dịch duy nhất. Tuy nhiên, dựa vào đặc thù công nghệ, nó cũng được chia ra thành hai loại khác nhau là optimistic rollups và zero-knowledge rollups. Vẫn dựa trên cách thức cuộn dữ liệu như trên nhưng tương ứng với từng loại này cũng có một số điểm khác biệt cơ bản. Cụ thể:

  • Optimistic rollups: Hình thức này sẽ đảm bảo các dữ liệu được cuộn lại này là hợp lệ, không có sự gian lận trong blockchain bằng cách ẩn các giao dịch. Để có thể ẩn được các giao dịch này, optimistic rollups tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp (dispute-resolution). Cơ chế này cho phép mọi người tranh luận về tính hợp pháp của giao dịch đó. Nếu xuất hiện các giao dịch đáng ngờ, nó sẽ được gửi riêng trực tiếp lên mạng Ethereum để kiểm tra và xác minh, từ đó giải quyết tranh chấp. Một số giải pháp được xây dựng dựa trên cơ chế này như Optimism (OP), Arbitrum hay Boba network…
  • Zero-knowledge rollups (còn được gọi là zk-rollups): Hình thức này lại có cấu trúc hoạt động hoàn toàn khác so với optimistic. Nó dựa vào một đoạn code được gọi là zero-knowledge proof, cho phép chứng minh thông tin mà không cần tiết lộ thông tin đó. Trong crypto, chúng được gọi là zk-SNARK, liên quan đến một đoạn mật mã bổ sung gọi là “succinct non-interactive argument of knowledge”. Phương pháp này bỏ qua hệ thống giải quyết tranh chấp vốn có đối với các optimistic rollups vì bit “SNARK” chỉ cho phép các giao dịch hợp lệ được tải lên rollup. Một số giải pháp đi theo cơ chế này như Loopring, Immutable X hay ZKSync…

Tương lai của rollups sẽ ra sao?

Trong ngắn hạn, cạnh tranh giữa hai cải tiến của rollups là optimistic và zero-knowledge diễn ra vô cùng quyết liệt. Một số người cho rằng zero-knowledge proofs ưu việt hơn vì chúng không yêu cầu cơ chế giải quyết tranh chấp (dispute-resolution).

Xét về tương lai dài hạn, tương lai của rollups phụ thuộc vào cách thức nâng cấp lên mạng chính của Ethereum. Nếu như Ethereum bị vượt mặt bởi các đối thủ khác như Solana (SOL) hay Avalanche (AVAX)… khiến cho phần lớn lưu lượng truy cập của DeFi diễn ra trên các blockchain khác ngoài Ethereum, thì bản thân rollups sẽ bị thừa và ngược lại. Tuy nhiên, dù đi theo mô hình nào trong 2 mô hình trên thì rollups có thể tiếp tục phát triển nếu Ethereum trở nên mạnh mẽ hơn. Trong thời gian tới, các nhà phát triển có thể tích hợp các nâng cấp để đem lại sự dễ dàng và giảm chi phí cho người dùng.

THEO DÕI CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK | TELEGRAM | TWITTER

Xem bài gốc tại: Cafebitcoin

Chia sẻ bài này