19/5 là ngày gì? Ngày 19/5 có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam?

Đăng bởi trong Kiến thức

19/5 là ngày gì? Bạn muốn biết ý nghĩa của ngày 19/5? Tại sao ngày 19/5 quan trọng đối với người dân Việt. Đó là một ngày đặc biệt, ngày đưa non nước Việt Nam bước sang một trang mới đó chính là sự xuất hiện của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 19/5/1890 là ngày sinh của Bác Hồ, bài viết này không chỉ trả lời câu hỏi 19/5 là ngày gì? mà còn đưa bạn quay trở về với cội nguồn qua từng câu chữ từ đó tạo động lực cố gắng mỗi ngày dành cho bạn.

Đừng bỏ qua bài viết mà Activephanmem muốn gửi nhắn đến bạn những điều ý nghĩa bạn nhé!

Ngày 19/5 là ngày sinh nhật Bác Hồ vĩ đại

Ngày 19 tháng 5 năm 1890 là ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người lãnh đạo tài ba dân tộc Việt Nam.

Vào ngày 19/5/1890, có một thiên thần nhỏ bé tên là Nguyễn Sinh Cung được sinh ra đời tại quê ngoại ở làng Hoàng Trù. Sau đó chuyển về quê nội thuộc làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Khi nhắc đến 2 từ khiêm tốn và giản dị, chúng ta không thể không nói nhắc đến Bác. Bác đã từng nói rằng:

“Khiêm tốn là nền tảng đạo đức của cả dân tộc Việt Nam.

Đối với bản thân thì bao giờ cũng nhìn ra điều kém cỏi của mình. Đối với đồng chí và bạn bè thì ai cũng là thầy học của mình, tìm cho được điều mình phải học tập. Đối với kẻ thù cần biết cái mạnh của địch, cái yếu của ta”.

Và bạn đã biết về câu chuyện đôi dép cao su của Bác chưa? Khi các anh chiến sĩ có ý muốn đổi đôi dép cho Bác, Bác có nói một câu rằng:

“Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự”.

Chính vì vậy mà mãi đến tận tháng 5/1946, toàn thể người dân Việt Nam lúc bấy giờ mới được biết ngày sinh nhật của Bác. Vậy nên, ngày kỷ niệm sinh nhật của Bác Hồ lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1946.

Vào sáng ngày 19/5/1946, các đại biểu thiếu nhi thủ đô, tự vệ, hướng đạo và hơn 50 đại biểu Nam Bộ đã đến chúc mừng sinh nhật Bác tại Bắc Bộ phủ.

Gia đình chủ tịch Hồ Chí Minh

Gia đình Bác có 5 thành viên, Bác có 1 người chị, 1 người anh và 1 người em trai.

Cụ Nguyễn Sinh Huy (tức Nguyễn Sinh Sắc (1863 – 1929). Năm 1901, cụ đỗ phó bảng và bị ép ra làm quan cho triều đình. Nhưng với tinh thần yêu nước và tinh thần chính trực, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã bị cách chức. 

Sau đó, cụ vào Nam Kỳ làm nghề bốc thuốc và sống thanh bạch tại Đồng Tháp Mười đến lúc cuối cuộc đời.

 

Hoàng Thị Loan (1868 – 1900) là thân mẫu của Bác Hồ. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con.

Nguyễn Thị Thanh (1884 – 1954) là chị cả của Bác, bà là một Bạch Liên nữ sĩ, một người phụ nữ kiên trung, bất khuất và giàu lòng yêu nước. Bà tham gia tích cực hoạt động chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của nhà hoạt động cách mạng Phan Bội Châu.

Anh ruột của Bác là ông Nguyễn Sinh Khiêm (tên gọi khác của ông là Nguyễn Tất Đạt (1888 – 1950)). Ông từng tham gia phong trào chống Pháp và bị tù đày.

Ông từng tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân phong kiến, vậy nên ông từng bị tù đày khổ sai nhiều nǎm liên tiếp. Ông hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, nên còn có biệt danh là “Thầy Nghệ”.

Bác còn một người em trai là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901), với tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin [10], là con út trong gia đình. Bà Hoàng Thị Loan sau khi sinh ông thì bệnh nặng và mất đi.

Ông Nguyễn Sinh Xin được gửi về quê ngoại ở Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên đã qua đời mấy tháng sau đó.

Ý nghĩa ngày sinh nhật Bác Hồ

Một cột mốc quan trọng và tạo điểm khởi sắc cho lịch sử dân tộc là ngày 19/5/1890. 

Và rồi 21 năm sau, vào ngày 5/6/1911 một người thanh niên có tên Văn Bố lên bến Cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ.

Sự ra đời ấy cũng tạo tiền tệ đề để 85 năm sau với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu giải phóng miền Nam thống nhất non nước.

Từ ấy, nhân dân Việt Nam chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến và hoàn toàn được độc lập, tự do. Tổ quốc bước sang một trang sử mới tươi sáng, ấm no và hạnh phúc.

Làm cách nào để xứng đáng với tên gọi công dân Việt Nam?

Ngày 19 tháng 5 là một dịp quan trọng để chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với Bác Hồ cũng như các vị anh hùng dân tộc. Dù bạn là ai, bạn thuộc thế hệ nào, bạn vẫn là người con đất Việt và đạo lí uống nước nhớ nguồn là một châm ngôn không bao giờ được quên lãng.

Tại vì sao chúng ra có được ngày hôm nay? Đó là thành quả hy sinh to lớn của Bác và tất cả các chiến sĩ cách mạng.

Thật tự hào khi chúng ta được “mặt trời chân lí” của Đảng của Bác Hồ soi sáng qua tim để từ đó ta càng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Vậy làm cách nào để bạn xứng đáng là công dân Việt Nam ưu tú? Vậy bạn hãy tự hỏi chính bản thân đã làm được điều gì cho Tổ Quốc hôm nay?

Bạn là học sinh, thì việc học tập tốt cũng là một chứng minh cho lòng yêu nước. Khi bạn là một sinh viên, bạn là một sinh viên giỏi cũng là một trong những hành động thiết thực.

Hoặc bạn là một người có công việc ổn định cũng được gọi là một phần của hành trình yêu nước.

Tham gia các hoạt động Đoàn, Đảng, Công tác Xã hội,… vừa mang lại cho bạn những giá trị nhân văn mà lại vừa chứng tỏ được bạn là một công dân Việt Nam thực thụ ưu tú.

Như lời Bác Hồ đã dạy chúng ta: ” Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình”

Các sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 19/5

  • Năm 715: Grêgôriô II được bầu làm giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma.
  • Năm  869: Bàng Huân, thủ lĩnh loạn binh cho giết Quan sát sứ Thôi Ngạn Tăng cùng một số thủ hạ, và tuyên bố chống lại triều đình Đường.
  • Năm 934: Tào thái hậu hạ lệnh phế Lý Tòng Hậu và giáng làm Ngạc vương, tức ngày Quý Dậu (4) tháng 4 năm Giáp Ngọ.
  • Năm 1536: Anne Boleyn, người vợ thứ hai của Quốc vương Anh Henry VIII, bị xử trảm vì các tội gian dâm, phản quốc và loạn luân.
  • Năm 1802: Napoléon Bonaparte, đệ nhất Tổng tài Pháp thiết lập Bắc Đẩu Bội tinh.
  • Năm 1864: Trận Spotsylvania Court House kết thúc trong nội chiến Hoa Kỳ.
  • Năm 1883: Đội quân Cờ Đen phục kích lực lượng Pháp tại Cầu Giấy, sau đó giết chết Henri Rivière, sĩ quan chỉ huy quân Pháp.
  • Năm 1941: Thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, theo đề xuất của Hồ Chí Minh tại hội nghị của Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Năm 1959: Đơn vị vận tải quân sự được thành lập với chiến lược trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.

Lời kết

Dành bao nhiêu mỹ từ để ca ngợi Bác e là cũng không đủ, Activephanmem hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tạo động lực để cố gắng trở thành một công dân Việt Nam ưu nhất có thể nhé.

Cùng Share bài viết này vào ngày 19/5 để mọi người cùng gợi nhớ một sự kiện lịch sử quan trọng này nhé!

Chia sẻ bài này