17/5 là ngày gì? Những điều cần biết về ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT
17/5 là ngày gì ? nó có ý nghĩa quan trọng với cộng đồng LGBT như thế nào ? không phải ai cũng biết đó là ngày gì. Mời các bạn xem bài viết dưới đây để biết 17/5 là ngày gì nhé.
Ngày 17/5 là ngày gì?
Ngày 17 tháng 5 hay còn gọi là ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT có tên Tiếng Anh là International Day Against Homophobia and Transphobia (IDAHOT). Ngày này ra đời nhằm kêu gọi sự tôn trọng đối với cộng đồng những người đồng tính luyến ái. Bên cạnh đó còn chứng minh cho tất cả thế giới rằng LGBT cũng chỉ như bao người bình thường khác ngoài kia và xứng đáng được đối xử bình đẳng.
Lịch sử của ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT
Trước năm 1990, con người coi đồng tính là một căn bệnh tâm thần và người đồng tính sẽ bị nhìn nhận là một thứ gì đó dị biệt và cần phải loại bỏ. Cho tới ngày 17 tháng 5 năm 1990, WHO mới loại bỏ định kiến này. Tuy nhiên phải mất tới 24 năm, IDAHOT mới được Liên Hợp quốc thông qua.
Và năm 2004 đã trở thành cột mốc đáng nhớ đối với những người thuộc cộng đồng LGBT khi Ngày Quốc tế chống kì thị LGBT đầu tiên được tổ chức bời ủy ban IDAHO.
Mục đích, ý nghĩa ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT
Ngày IDAHOT ra đời để nâng cao nhận thức của mọi người về hậu quả nặng nề của việc bạo lực, kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người thuộc cộng đồng LGBT. Qua đó từng bước thay đổi cách nhìn của thế giới về LGBT, thay vì nhìn họ bằng ánh mắt ái ngại hãy chỉ đơn giản xem họ như hàng ngàn hàng nghìn con người bình thường ngoài kia.
Ý nghĩa ngày 17 tháng 5
Hơn nữa họ cũng mong muốn rằng mọi người sẽ đứng lên bảo vệ cộng đồng những người song tính, đồng tính hay chuyển giới để có họ có thể tự do là chính mình, sống đúng với như những gì mà họ được sinh ra.
Xem dự án Izumi City của Nam Long Group:
Các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT
Có thể nói năm 2013 là một năm bùng nổ đối với ngày Quốc tế chống kỳ thị LGBT khi có hàng loạt các hoạt động đã diễn ra.
+ Mở đầu là cuộc diễu hành được dẫn dắt bởi bà Mariela Castro tại Cuba, được diễn ra liên tục trong 3 tháng liền. Hơn thế nữa người dẫn dắt lại là con gái của chủ tịch Cuba, điều này càng làm tăng thêm sự lan tỏa thông điệp bảo vệ người đồng giới.
Diễu hành tại Cuba
+ Tại Chile cũng đã diễn ra một cuộc tuần hành với hơn 50,000 người nhằm kỉ niệm ngày IDAHOT. Kêu gọi mọi người cùng nhau xây dựng một thế giới bình đẳng cho cộng đồng LGBT.
Diễu hành tại Chile
+ Sự kiện Global rainbow flashmob đã được tổ chức với quy mô ở hơn 100 thành phố từ 50 quốc gia khác nhau. Điều này chứng tỏ sức lan tỏa to lớn của ngày 17 tháng 5, nó được hưởng ứng không chỉ ở một nơi mà còn lan rộng ra toàn thế giới.
Global rainbow flashmob
+ Lễ hội âm nhạc “Love Music Hate Homophobia” được tổ chức tại Albania. Sự kiện này không chỉ tạo sân chơi cho cộng đồng người đồng tính mà còn cổ vũ họ tự tin, dũng cảm để đấu tranh cho sự bình đẳng.
Lễ hội âm nhạc Love Music Hate Homophobia
+Tại Việt Nam, bên cạnh các sự kiện nhằm hưởng ứng ngày lễ này như Vùng đất tự do và sáng tạo (2015) hay Đón cầu vồng (2015), tháng 6 hàng năm sẽ diễn ra sự kiện Vietpride, để kêu gọi hành động từ cộng đồng đối với việc bạo hành, phân biệt đối xử người song tính, đồng tính hay chuyển giới.
Sự kiện Vietpride vào năm 2019
Những quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới
Mặc dù việc nhìn nhận người thuộc LGBT đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên việc chấp nhận hôn nhân đồng giới vẫn chưa thể trở nên rộng rãi. Tính đến 2019, chỉ có 28 trên 220 quốc gia trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới bao gồm Áo, Hoa Kỳ, Brazil, Canada,…
Bản đồ một số nước công nhân hôn nhân đồng giới
Tại Việt Nam, mặc dù không có lệnh cấm với hôn nhân đồng giới, Nhà nước vẫn chưa thừa nhận cuộc hôn nhân này. Nói cách khác người đồng tính sẽ không thể đăng ký kết hôn. Tuy nhiên họ vẫn có quyền được chung sống như vợ chồng, chỉ là nếu có tranh chấp xảy ra nhà nước sẽ không áp dụng luật hôn nhân gia đình để giải quyết.
Nhưng với sự lớn mạnh của cộng đồng LGBT cũng như sự thay đổi trong cách nhìn của nhiều người thì trong tương lai không xa, hôn nhân đồng giới tại Việt Nam có thể sẽ được công nhận.
Ngày 17/5 còn là ngày
- Ngày Hiến pháp (Nauru và Na Uy)
- Ngày Giải phóng (CHDC Congo)
- Ngày Hiệp hội Thông tin Thế giới (World Telecommunication and Information Society Day) hoặc Ngày Thông tin Xã hội Quốc tế (World Information Society Day).
Các sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 17 tháng 5
- 528 – Thảm sát Hà Âm: Sau khi chiếm Lạc Dương, Nhĩ Chu Vinh hạ lệnh sát hại Hồ thái hậu, hoàng đế Nguyên Chiêu và hàng nghìn quan lại của Bắc Ngụy.
- 1742 – Chiến tranh Silesia lần thứ nhất: Nhà vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế đánh tan tác quân Áo trong trận đánh tại Chotusitz.
- 1792 – Sàn giao dịch chứng khoán New York chính thức thành lập.
- 1869 – Chiến tranh Boshin: Quân triều đình đánh bại dư đảng của Mạc phủ Tokugawa trong trận Hakodate tại Hokkaido.
- 1900 – Chiến tranh Boer lần thứ nhì: Quân Anh Quốc giải vây tại Mafeking.
- 1940 – Đệ Nhị Thế Chiến: Đức chiếm đóng Bruxelles, Bỉ.
- 1997 – Thủ lĩnh Laurent-Desire Kabila xưng là tổng thống, đình chỉ Hiến pháp, đổi quốc hiệu từ Zaire sang Cộng hòa Dân chủ Congo, tiến vào thủ đô Kinshasa.
- 2004 – Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy có hiệu lực sau khi được 151 bên phê chuẩn.
- 2006 – Tàu sân bay USS Oriskany của Hoa Kỳ bị đánh chìm tại vịnh Mexico để làm một ám tiêu nhân tạo.
- 2014 – Một máy bay An-74 của Quân đội Lào gặp nạn tại tỉnh Xiengkhuang, khiến 17 người thiệt mạng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng An ninh Lào.
Ngày 17/5 là cung gì?
Ngày 17 tháng 5 thuộc cung Kim Ngưu (21/4 – 20/5) với biểu tượng là một chú trâu. Đây là cung hoàng đạo thứ 2 trong số 12 cung hoàng đạo.